27/07/2012 Lượt xem: 1704
Ở nước ta, thanh niên chiếm khoảng 20% dân số, là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, lớp người xây dựng và phát triển đất nước. Sự phát triển của thanh niên không những quan hệ đến vận mệnh và tồn tại của đất nước, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc. Vì vậy, “giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” như lời Hồ Chủ tịch là nhiệm vụ cần thiết trong mọi thời đại và cấp bách trong tình hình hiện nay. Trong đó, giáo dục pháp luật, trang bị kiến thức pháp luật cho thanh niên là nhiệm vụ không thể thiếu trong việc bồi dưỡng, phát triển thanh niên Việt Nam.

27/07/2012 Lượt xem: 1607
Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Đặc biệt là những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được thực hiện theo các chương trình, kế hoạch cụ thể được Chính phủ phê duyệt. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/1998 về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/01/1998 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác phổ biến giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ.

27/07/2012 Lượt xem: 4012
Như ta đã biết giáo dục pháp luật trong nhà trường được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau nhưng có hai kênh chính đó là: giáo dục pháp luật thông qua các chương trình môn học có liên quan trực tiếp đến pháp luật như: đạo đức (tiểu học), giáo dục công dân (trung học cơ sở, trung học phổ thông), pháp luật đại cương (trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học) và giáo dục pháp luật thông quá các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh, sinh viên. Việc nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường gắn với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập các môn học đạo đức, giáo dục công dân, pháp luật và nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của giáo dục pháp luật trong nhà trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tác động của xã hội, của môi trường sống, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, các tổ chức chính trị xã hội ...

18/07/2012 Lượt xem: 1511
Việc xây dựng tủ sách pháp luật (TSPL) ở các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) theo Quyết định số: 1067/QĐ-TTg ngày 16/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ là nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật, nâng cao sự hiểu biết pháp luật trong nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn nhiều khó khăn.
1