Nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

02/06/2022 Lượt xem: 1346 In bài viết

Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh biểu diễn tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang

Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan đầu mối; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch; quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng định mức quy định; tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Tạo được ý thức tự giác và tích cực xóa bỏ các hủ tục lạc hậu

Kế hoạch được ban hành với mục đích nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho đồng bào DTTS (DTTS) trên địa bàn tỉnh về Luật Hôn nhân và Gia đình, thông qua đó, tạo sự đồng thuận trong xã hội, giúp cho đồng bào hiểu biết pháp luật; tổ chức kết hôn đúng theo quy định, trên cơ sở đó, tạo được ý thức tự giác và tích cực xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thay đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nâng cao chất lượng dân số, xây dựng hạnh phúc gia đình, bảo vệ giống nòi.

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang yêu cầu triển khai thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg trên cơ sở đặc thù, địa bàn vùng DTTS, phù hợp với phong tục tập, quán, trình độ dân trí của đồng bào DTTS ở từng địa phương.

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, đề ra biện pháp cụ thể; thiết thực, xây dựng mô hình phù hợp với tình hình địa phương, triển khai thực hiện đem lại hiệu quả trên cơ sở thực hiện Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 04/3/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2025” trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Tổ chức chu đáo, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong, các cuộc hội nghị tuyên truyền cho đồng bào DTTS.

Nhiều nội dung thiết thực

Tổ chức hội nghị tập huấn

Cấp tỉnh lồng ghép nội dung vào các hội nghị phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hội nghị tuyên truyền về bình đẳng giới, hội nghị phổ biến cung cấp thông tin cho người có uy tín trong đồng bào DTTS (người có uy tín) năm 2022.

Đối với cấp huyện, phối hợp với các cơ quan có liên quan, lồng ghép với công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật; hội nghị cung cấp thông tin cho người có uy tín tại địa phương và một số hội nghị khác phù hợp với đối tượng.

Cơ quan chủ trì thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh; UBND, các huyện, thành phố: Giang Thành, Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Gò Quao, An Biên, Châu Thành, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và thành phố Rạch Giá.

Các hoạt động tuyên truyền pháp luật

Tuyên truyền trực tiếp qua việc lồng ghép nội dung vào hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS, hội nghị tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới gắn với công tác tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trong đồng bào DTTS (người có uy tín, Achar, Ban Quản trị các chùa Phật giáo hệ phái Nam tông Khmer, cán bộ, xã, ấp, tổ nhân dân tự quản, tổ chức Đoàn Thanh niên, Chi hội Phụ nữ...). Tuyên truyền, vận động thông qua hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; qua các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí tại cộng đồng dân cư vùng đồng bào DTTS có nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Lồng ghép các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị của chính quyền, đoàn thể, hoạt động ngoại khóa, sân khấu hóa trong các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh và Trường Trung cấp Nghề Dân tộc nội trú... các câu lạc bộ thanh niên, các tổ, nhóm của Hội Liên hiệp Phụ nữ...

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin như Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, đài truyền thanh huyện, truyền thanh xã...

Xây dựng, triển khai mô hình điểm và nhân rộng mô hình

Tổ chức khảo sát mô hình để xây dựng mô hình điểm câu lạc bộ phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng DTTS. Thành lập câu lạc bộ thanh niên quản lý xây dựng mô hình mới. Tổ chức tập huấn cho thành viên câu lạc bộ để triển khai mô hình.

Xây dựng, triển khai các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, vận động, tư vấn, can thiệp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng can thiệp, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS.

Tổ chức lấy ý kiến việc thực hiện đề án và ý thức hiểu biết về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại xã, ấp và trường học.

Sơ kết, tổng kết đánh giá thực hiện mô hình điểm và nhân rộng mô hình.

Hoạt động duy trì thực hiện mô hình: Xã Định An, huyện Gò Quao và xã Phú Lợi, huyện Giang Thành.

Hoạt động xây dựng mô hình điểm mới: xã Bình Giang, huyện Hòn Đất.

Phòng Chính sách dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh được giao chủ trì, phối hợp với văn phòng HĐND - UBND các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch. Tham mưu sở, tổng kết; tham mưu báo cáo UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định.

Được biết, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có trên 10 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh. Các dân tộc thiểu số khác như: Dân tộc Khơ-me (chiếm đa số sống tập trung chủ yếu ở 8 huyện, thị: Gò Quao, Châu Thành, Giồng Riềng, Hòn Ðất, An Biên, Kiên Lương, Vinh Thuận và thành phố Rạch Giá); dân tộc Hoa; dân tộc Tày; dân tộc Chăm; dân tộc Nùng; dân tộc Ngái; dân tộc Mông; dân tộc Gia rai; dân tộc Ê-đê; dân tộc Mnông; dân tộc Phù Lá; dân tộc La Hủ.

(thanhtra.com.vn)