Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn vùng dân tộc và miền núi
02/12/2013 Lượt xem: 1660 In bài viếtTrong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Với sự nỗ lực và cố gắng của các cấp, các ngành, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân.
Với địa bàn vùng dân tộc và miền núi, điều kiện kinh
tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhận thức của đội ngũ cán
bộ và nhân dân còn có nhiều hạn chế thì việc phổ biến, giáo dục pháp luật lại
càng cần thiết, đòi hỏi các cấp, các ngành phải coi đó là nhiệm vụ chính trị
quan trọng của cơ quan, đơn vị mình.
Trong thời gian qua, bên cạnh những công việc đã làm được, công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật tại địa bàn vùng dân tộc và miền núi vẫn còn một số tồn tại,
hạn chế như: Một số ngành, địa phương, đơn vị chưa xác định rõ trách nhiệm của
mình và chưa thực sự quan tâm đến công tác này; thiếu chủ động trong việc triển
khai phổ biến, giáo dục pháp luật hoạc triển khai không thường xuyên, mang tính
hình thức. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách nhiều khi còn
hình thức, thiếu chặt chẽ và đồng bộ; chưa thực sự hướng về cơ sở nhất là địa
bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên kết quả đạt được còn
thấp so với yêu cầu; sự hiểu biết pháp luật, đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng của cán bộ và nhân dân tại đây còn có nhiều hạn chế.
Thực hiện Chỉ thị số 32 - CT/TW, ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và các văn bản có liên quan. Trước yêu
cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, vì nhân dân; sự nghiệp phát triển vùng
dân tộc và miền núi, càng đòi hỏi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được
tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn.
Để triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại địa bàn vùng
dân tộc và miền núi trong thời gian tới có hiệu quả, từng bước nâng cao hiệu
lực, hiệu quả của pháp luật trong thực tế; làm thay đổi nhận thức và hành động
của cán bộ và nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới cần thực hiện tốt một số công tác sau đây:
Thứ nhất: Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật thông qua chương trình, nghị quyết, phương hướng hoạt động của
Đảng cũng như sự nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên.
Tổ chức cơ sở Đảng, cấp uỷ, chính quyền cũng như các cấp, các ngành cần phải
xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Do đó, trong những năm tới cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực
hiện thật tốt công tác này để góp phần chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng
pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhân dân, nhất là đồng bào dân
tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Thứ hai: Cần tập trung xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục
pháp luật thiết thực trên cơ sở nhiệm vụ chuyên môn của các cấp, các ngành. Việc
xây dựng nội dung tuyên truyền, hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục pháp
luật phải phù hợp với địa bàn, đối tượng .v.v.
Đối với địa bàn vùng dân tộc và miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn có
nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhận thức về pháp luật của một bộ phận
cán bộ, Đảng viên và đa số nhân dân còn có nhiều hạn chế thì việc xây dựng nội
dung và hình thức phổ biến sẽ quyết định hiệu quả của công tác tuyên truyền.
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ,
rộng khắp, chú trọng hướng về cơ sở nhất là địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Cần lựa chọn nội dung, hình thức tuyên
truyền, phổ biến như thông qua Bản tin tư pháp và phổ biến trực tiếp; cơ quan tư
pháp các cấp cần tăng cường phối hợp với các ngành có liên quan không ngừng đổi
mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; phát hành thường xuyên
các tài liệu phổ thông về pháp luật; sử dụng hệ thống đài truyền thanh cơ sở;
tiếp tục xây dựng và khai thác có hiệu quả tủ sách pháp luật tại các xã. Bên
cạnh đó, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật hướng về cơ sở;
đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động tư vấn, trợ
giúp pháp lý, hoà giải; thông qua các lễ hội và các hoạt động văn hóa ở địa
phương.v.v.
Thứ ba: Cũng cố, tăng cường đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp
luật cơ sở, nhất là cấp xã vừa đủ về số lượng, vừa đảm bảo về trình độ chuyên
môn nghiệp vụ đủ sức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật trong giai đoạn mới.
Phải thực sự coi đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cơ sở là cầu
nối quan trọng giữa nhân dân với Đảng, với Nhà nước; là người truyền tải đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân,
đồng bào vùng dân tộc và miền núi được thuận lợi và có hiệu quả hơn.
Thứ tư: Tăng cường vai trò, công tác phối kết hợp giữa các Hội, đoàn thể
tại địa phương, nhất là cấp xã, thôn, bản trong công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật; phải thực sự coi đây là “khâu yếu” trong việc truyền tải pháp luật đến với
nhân dân.
Thứ năm: Các cấp, các ngành cần quan tâm bố trí một khoản ngân sách cần
thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; có chính sách trợ giá các loại
sách, tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoặc phát miễn phí
các loại sách và tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, nhất là đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Duy Hạnh
Nguồn ubdt.gov.vn
[TT: TBC]