Một số giải pháp đảm bảo sự công bằng và tiến bộ xã hội đối với phụ nữ dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay
18/07/2012 Lượt xem: 671 In bài viếtĐảm bảo quyền bình đẳng và tiến bộ xã hội của phụ nữ, nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội là vấn đề đang được cả cộng đồng thế giới quan tâm. Vấn đề giải phóng phụ nữ, phụ nữ tham gia hoạt động xã hội, đảm bảo quyền bình đẳng và tiến bộ xã hội của phụ nữ không chỉ là mục tiêu nhân đạo mà là điều kiện tiên quyết để phát triển xã hội. Đó là thước đo sự tiến bộ của một quốc gia, dân tộc, tính chất dân chủ của một chế độ xã hội, một nhà nước.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 tộc người, trong đó 53 dân tộc thiểu số, tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi của đất nước. Miền núi Việt Nam chiếm 75% diện tích tự nhiên của cả nước với số dân cư trú khoảng 20 triệu người, trong đó có trên 10 triệu là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 13,74% dân số cả nước). Vùng miền núi của Việt Nam rất rộng lớn trải dài khắp lãnh thổ nhưng có hai vùng miền núi điển hình là khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Khu vực miền núi phía Bắc rộng 88.990 km2 với gần 9 triệu dân sinh sống trong đó có gần 6 triệu là đồng bào dân tộc thiểu số. Khu vực Tây Nguyên rộng 55.568,9 km2 với số dân khoảng 4 triệu người, trong đó có hơn 2 triệu là đồng bào thuộc 40 dân tộc thiểu số. Nhìn chung ở vùng miền núi nước ta, nền sản xuất còn mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp (ở Tây Nguyên, 13 dân tộc bản địa còn dựa trên nền sản xuất du canh, du cư là chủ yếu), lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, công cụ sản xuất thô sơ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lao động chân tay là chủ yếu, năng suất và hiệu quả lao động thấp và bấp bênh, phân công lao động chưa hợp lý... Trong những điều kiện phát triển đó, người phụ nữ các dân tộc thiểu số miền núi luôn là những người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất. Đảm bảo sự công bằng và tiến bộ xã hội của phụ nữ các dân tộc thiểu số ở miền núi nước ta hiện nay là một vấn đề hết sức cấp thiết, cần được quan tâm nhằm góp phần giúp phụ nữ các dân tộc thiếu số ở miền núi có điều kiện thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, từng bước tham gia và khẳng định khả năng, vị thế của mình trong gia đình và xã hội. Đảm bảo công bằng và sự tiến bộ của phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi nước ta đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có được một hệ giải pháp và phải được tiến hành đồng bộ, huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương xuống địa phương cơ sở, đòi hỏi sự cố gắng của các cấp, các ngành vì mục tiêu giải phóng phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi. Bình đẳng giới và tiến bộ xã hội không chỉ là vấn đề của riêng phụ nữ mà là vấn đề của toàn xã hội. Yêu cầu đặt ra là chúng ta phải làm cho toàn xã hội nhận thức được đầy đủ vai trò và ghi nhận sự đóng góp to lớn Đảm bảo quyền bình đẳng và tiến bộ xã hội của phụ nữ, nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội là vấn đề đang được cả cộng đồng thế giới quan tâm. Vấn đề giải phóng phụ nữ, phụ nữ tham gia hoạt động xã hội, đảm bảo quyền bình đẳng và tiến bộ xã hội của phụ nữ không chỉ là mục tiêu nhân đạo mà là điều kiện tiên quyết để phát triển xã hội. Đó là thước đo sự tiến bộ của một quốc gia, dân tộc, tính chất dân chủ của một chế độ xã hội, một nhà nước. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 tộc người, trong đó 53 dân tộc thiểu số, tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi của đất nước. Miền núi Việt Nam chiếm 75% diện tích tự nhiên của cả nước với số dân cư trú khoảng 20 triệu người, trong đó có trên 10 triệu là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 13,74% dân số cả nước). Vùng miền núi của Việt Nam rất rộng lớn trải dài khắp lãnh thổ nhưng có hai vùng miền núi điển hình là khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Khu vực miền núi phía Bắc rộng 88.990 km2 với gần 9 triệu dân sinh sống trong đó có gần 6 triệu là đồng bào dân tộc thiểu số. Khu vực Tây Nguyên rộng 55.568,9 km2 với số dân khoảng 4 triệu người, trong đó có hơn 2 triệu là đồng bào thuộc 40 dân tộc thiểu số. Nhìn chung ở vùng miền núi nước ta, nền sản xuất còn mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp (ở Tây Nguyên, 13 dân tộc bản địa còn dựa trên nền sản xuất du canh, du cư là chủ yếu), lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, công cụ sản xuất thô sơ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lao động chân tay là chủ yếu, năng suất và hiệu quả lao động thấp và bấp bênh, phân công lao động chưa hợp lý... Trong những điều kiện phát triển đó, người phụ nữ các dân tộc thiểu số miền núi luôn là những người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất. Đảm bảo sự công bằng và tiến bộ xã hội của phụ nữ các dân tộc thiểu số ở miền núi nước ta hiện nay là một vấn đề hết sức cấp thiết, cần được quan tâm nhằm góp phần giúp phụ nữ các dân tộc thiếu số ở miền núi có điều kiện thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, từng bước tham gia và khẳng định khả năng, vị thế của mình trong gia đình và xã hội. Đảm bảo công bằng và sự tiến bộ của phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi nước ta đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có được một hệ giải pháp và phải được tiến hành đồng bộ, huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương xuống địa phương cơ sở, đòi hỏi sự cố gắng của các cấp, các ngành vì mục tiêu giải phóng phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi. Bình đẳng giới và tiến bộ xã hội không chỉ là vấn đề của riêng phụ nữ mà là vấn đề của toàn xã hội. Yêu cầu đặt ra là chúng ta phải làm cho toàn xã hội nhận thức được đầy đủ vai trò và ghi nhận sự đóng góp to lớn mang tính quyết định của phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng, tạo cho phụ nữ các điều kiện và cơ hội bình đẳng như nam giới trong tiếp cận, tham gia và hưởng thụ các thành quả của quá trình phát triển đất nước. Trước hết, cần đổi mới nhận thức của người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng về quyền bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ dân tộc thiểu số. Từ đó để cộng đồng quan tâm hơn và tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển, được hưởng thụ đầy đủ những thành quả về vật chất cũng như tinh thần. Cùng với nó, phụ nữ tự vươn lên, đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng và tiến bộ của mình, nỗ lực vươn lên để xứng đáng với vị thế mới của mình trong gia đình và xã hội. Phải tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội về việc phát huy vị thế của người phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi nước ta trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và mang tính xã hội cao. Điều này chính là nguyên tắc: Sự nghiệp giải phóng phụ nữ, công bằng và tiến bộ xã hội của phụ nữ là nhiệm vụ của toàn xã hội, cụ thể là của hệ thống chính trị và sự nỗ lực của bản thân nữ giới. Để người phụ nữ dân tộc thiểu số có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, ngoài việc có một đời sống kinh tế ổn định còn cần có những yếu tố quan trọng về mặt xã hội như: sự ủng hộ của gia đình, cộng đồng, xã hội, dân chủ hoá đời sống chính trị - xã hội, vấn đề nâng cao dân trí, văn hoá dân chủ của phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi nói riêng. Điều có ý nghĩa không kém phần quan trọng là sự ủng hộ của nam giới trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Bởi, đây chính là động lực cơ bản quyết định chất lượng của sự nghiệp giải phóng phụ nữ, tiến bộ xã hội và đảm bảo công bằng của phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi. Vấn đề cơ bản là tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, công tác giáo dục nhận thức, hành vi trong gia đình và ngoài xã hội, tiếp tục hoàn thiện và tuyên truyền hệ thống pháp luật về quyền của phụ nữ trên các phương tiện truyền thông bằng tiếng dân tộc và với nhiều hình thức khác nhau. Phải tuyên truyền kết hợp với việc tăng cường luật pháp để giúp cộng đồng người dân tộc thiểu số hiểu và chấp nhận sự bình quyền, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia đầy đủ vào các hoạt động kinh tế - chính trị -xã hội của gia đình và cộng đồng như nam giới. Bên cạnh việc mở rộng thông tin, tuyên truyền, cần xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ chuyên trách về giới, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Muôn việc thành hay bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Để thực hiện bình đẳng giới và tạo điều kiện cho phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi nước ta phát triển, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này, nâng cao trình độ, đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc là điều cấp bách. Nhà nước cần đầu tư thích đáng để con em người dân tộc bản địa có thể học đến một trình độ nhất định; cần ưu tiên con em người dân tộc vào làm việc ở các cơ quan nhà nước, xí nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, các trường đại học, cao đẳng. Như vậy, chúng ta sẽ không phải lo lắng thiếu cán bộ người dân tộc thiểu số (hiện nay tỉ lệ cán bộ người dân tộc đã giảm từ 32% xuống còn 10%). Bên cạnh đội ngũ cán bộ, cũng cần chú ý đến việc sử dụng tiếng nói của những người có uy tín trong cộng đồng, gia đình và dòng tộc để làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, vận động về quyền của phụ nữ, thành lập các câu lạc bộ, các hội phụ nữ để giúp phụ nữ nắm được những thông tin thiết thực với đời sống, tuyên truyền quyền bình đẳng của phụ nữ nhằm giúp cộng đồng các dân tộc đặc biệt là phụ nữ nhận thức được vấn đề và phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số ở miền núi nước ta nói riêng. Trên cơ sở đó, làm cho phụ nữ được đối xử tốt hơn trong gia đình, trong cộng đồng và tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động xã hội. Vì cùng với việc tham gia vào các hoạt động xã hội, trình độ hiểu biết của phụ nữ được nâng lên, sẽ góp phần giúp phụ nữ hoà nhập tốt hơn, chủ động hơn, thực hiện tốt hơn vai trò của mình cả trong gia đình và ngoài xã hội, chủ động, tích cực đấu tranh vì quyền lợi của mình, vì sự bình đẳng và tiến bộ chung của phụ nữ. Giải pháp thứ hai là phát triển kinh tế khu vực miền núi, hỗ trợ, tạo điều kiện cho phụ nữ các dân tộc thiểu số miền núi có việc làm, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, từng bước giảm bớt công việc nội trợ, tham gia vào các hoạt động của cộng đồng và xã hội. Phát triển kinh tế khu vực miền núi là một điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tộc thiểu số và thực hiện bình đẳng về giới, giảm cường độ lao động cho phụ nữ, giải phóng phụ nữ khỏi công việc nội trợ, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển. Kinh tế phát triển, nguồn thu nhập của người lao động và phúc lợi xã hội tăng lên sẽ tạo nên sự phồn vinh của cả cộng đồng. Trên cơ sở đó, đồng bào dân tộc nói chung và phụ nữ nói riêng có cơ hội và điều kiện hưởng thụ các phúc lợi y tế, văn hoá, giáo dục... Nó đồng thời cũng tạo ra cơ sở vật chất và điều kiện thuận lợi cho việc thoả mãn những nhu cầu văn hoá, chính trị và tinh thần. Tuỳ theo đặc điểm của dân cư và điều kiện tự nhiên của từng dân tộc, từng khu vực khác nhau, cần có những biện pháp xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế khác nhau để khai thác thế mạnh của địa phương và phát huy được nguồn nhân lực tại chỗ, gắn với xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển toàn diện về kinh tế xã hội của vùng dân tộc và miền núi theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội miền núi trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ nay đến năm 2010. Nhà nước cần xác lập quyền làm chủ đất đai gắn với môi trường sống của đồng bào dân tộc thiểu số, có chính sách đầu tư đồng bộ và có trọng tâm theo các chương trình và dự án vào các vùng, các lĩnh vực quan trọng, có chính sách giúp đỡ, đầu tư thoả đáng xây dựng giao thông, xây dựng hệ thống thông tin, liên lạc, năng lượng, có chính sách khuyến nông, chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số, lập các trung tâm nghiên cứu kỹ thuật riêng cho miền núi để từng vùng, từng tiểu vùng có thể xác định rõ được cơ cấu vật nuôi, cây trồng thích hợp, thực hiện tốt việc tạo ra các giống mới cho các hộ gia đình làm tốt dịch vụ nông nghiệp; thực hiện chính sách giá cả trên cơ sở thoả thuận, trợ giá đảm bảo lợi ích cho người sản xuất khi có biến động, thực hiện miễn thuế... vay vốn, tín dụng xoá đói, giảm nghèo theo phương thức cho vay trực tiếp, đơn giản, tránh phiền hà về thủ tục hành chính, mở các lớp tập huấn về tín dụng tiết kiệm, chuyển giao khoa học kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến lâm, khuyến nông... Hội phụ nữ các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ dân tộc thiểu số hiểu rõ chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng, giúp phụ nữ phát huy nội lực, thoát khỏi đói nghèo. Đây là điều kiện để phụ nữ có đóng góp trực tiếp và đáng kể vào kinh tế gia đình, tham gia quản lý kinh tế gia đình và có tiếng nói trong các vấn đề chung. Giải pháp thứ ba là nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi nói riêng. Muốn tạo điều kiện cho phụ nữ các dân tộc thiểu số miền núi nước ta tham gia vào các hoạt động xã hội và có điều kiện phát triển, cần nâng cao trình độ dân trí và trình độ văn hoá cho người dân nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi nói riêng để thay đổi nhận thức của người dân về vị thế của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội cũng như giúp phụ nữ dân tộc thiểu số hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình, phấn đấu và đấu tranh cho những quyền lợi đó, tham gia vào hoạt động chính trị - xã hội và có khả năng tiếp thu và vận dụng các chủ trương, chính cách, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống. Nâng cao trình độ, chất lượng sức lao động của phụ nữ bằng việc tăng cường chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân miền núi nói chung và phụ nữ nói riêng, xoá mù chữ và tái mù chữ cho phụ nữ dân tộc, tăng cường chất lượng và các hình thức giáo dục, gắn học văn hoá với dạy nghề cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội miền núi. Kết hợp truyền thống văn hoá hiện đại với bảo tồn và chấn hưng văn hoá dân tộc. Khuyến khích các hoạt động văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số. Chống các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội hạn chế sự phát triển bình đẳng của phụ nữ dân tộc, xây dựng làng bản văn hoá trong đó kết hợp cả tuyên truyền vận động với các biện pháp cưỡng chế, xử phạt theo pháp luật. Nhưng quan trọng là bản thân phụ nữ dân tộc thiểu số, miền núi cũng phải nhận thức đầy đủ và đúng đắn quyền của mình và nỗ lực vươn lên trong mọi lĩnh vực, tìm phương thức và biện pháp hợp lý để đạt được sự bình đẳng với nam giới. Đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội của phụ nữ nước ta nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi nói riêng là một nội dung quan trọng của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Bởi vì, không thể nói đến công bằng và tiến bộ xã hội nói chung mà không đề cập đến công bằng và bình đẳng đối với phụ nữ, một phần không thể thiếu của xã hội. Quá trình đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay đã, đang đặt ra yêu cầu mạnh mẽ hơn cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi nói riêng. Để sự nghiệp này đạt được chất lượng và hiệu quả, Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành cần có những giải pháp đồng bộ; cả xã hội nói chung và bản thân người phụ nữ dân tộc thiểu số cần cố gắng để phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi nước ta có điều kiện phát triển toàn diện, được hưởng thụ những thành quả vật chất cũng như tinh thần của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.
Bùi Việt Hương (Viện Khoa học Chính trị Học viện CTQG Hồ Chí Minh)